Điều trị & dự phòng Tiểu_đường

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Luôn theo dõi tình trạng bệnh

Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.

Lối sống và thái độ ăn uống

Những điều chỉnh lối sống người bệnh tiểu đường cần tuân theo để kiểm soát bệnh:

Chế độ ăn uống

Dùng các thực phẩm có nhiều chất xơ phóng thích chậm đường giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm bởi vì chúng được tiêu hóa chậm hơn, do đó ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin. Nó cũng cung cấp năng lượng lâu dài và giúp bạn no lâu hơn.

Sau đây là 8 nguyên tắc ăn uống trong bệnh đái tháo đường[7]:

  1. Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, trái cây (táo, lê, đào, quả mọng, chuối, xoài, đu đủ) là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.
  2. Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.
  3. Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.
  4. Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
  5. Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
  6. Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.
  7. Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Đặc biệt không bỏ bữa sáng.
  8. Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Kiểm soát cân nặng

Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường type 2). Béo phì làm tăng lượng đường huyết và kháng với insulin. Chương trình giảm cân thích hợp ngăn ngừa sự gia tăng các biến chứng do béo phì như huyết áp cao, bệnh tim mạch.

Liệu pháp thư giãn

Stress và lo âu cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Stress làm tăng sự giải phóng hormone tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormone cortisol từ tuyến thượng thận, còn được gọi là hormone stress, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể.

Ngủ đều đặn

Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormone stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7 - 8 giờ.

Ngừng hút thuốc

Các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới việc lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng.

Vận động

Nên tập luyện thường xuyên. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵ và đau tim.[8]

Thuốc điều trị

Insulin (dùng cho loại 1)

Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra làm 03 nhóm:

  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm

Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc type 1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

  • Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)

Thuốc dùng cho loại 2

Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm: Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm: Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiểu_đường http://www.emedicine.com/emerg/topic134.htm http://www.emedicine.com/med/topic546.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=250 http://jama.jamanetwork.com/article.aspx?articleid... http://www.medicalnewstoday.com/medicalnews.php?ne... http://www.deutsche-diabetes-gesellschaft.de/press... http://ndep.nih.gov/ //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?mode=&term=... http://patient.info/doctor/management-of-type-1-di... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...